Mười quy hoạch phân khu dọc sông Sài Gòn, huyện Củ Chi

Mười quy hoạch phân khu dọc sông Sài Gòn, huyện Củ Chi
10 đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 bao gồm:
1. Quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/5.000 Khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn xã Phú Mỹ Hưng, thuộc phân khu 1 (trong tổng số 10
phân khu) có diện tích 335,15 ha.
2. Quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/5.000 Khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn ấp Phú Trung và ấp Phú Bình xã An Phú, thuộc phân khu
2 (trong tổng số 10 phân khu) có diện 575 ha.
3. Đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/5.000 Khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn xã An Phú – xã An Nhơn Tây thuộc phân khu 3 (trong tổng số 10 phân khu) có diện tích 418,93 ha.
4. Đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/5.000 Khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn xã An Nhơn Tây thuộc phân khu 4 (trong tổng số 10
phân khu) có diện tích 220,75 ha.
5. Đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/5.000 Khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn xã Nhuận Đức và xã Phú Hoà Đông thuộc phân khu 5
(trong tổng số 10 phân khu) có diện tích 172 ha.
6. Đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/5.000 Khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn xã Phú Hoà Đông thuộc phân khu 6 (trong tổng số 10
phân khu) có diện tích 436 ha.
7. Đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/5.000 Khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn xã Trung An thuộc phân khu 7 (trong tổng số 10 phân
khu) có diện tích 1.018,76 ha.
8. Đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/5.000 Khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn xã Hoà Phú thuộc phân khu 8 (trong tổng số 10 phân
khu) có diện tích 357,73 ha.
9. Đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/5.000 Khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn xã Hòa Phú, xã Bình Mỹ thuộc phân khu 9 (trong
tổng số 10 phân khu) có diện tích 435,91 ha.
10. Đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/5.000 Khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn xã Bình Mỹ thuộc phân khu 10 (trong tổng số 10
phân khu) có diện tích 497,38 ha.
1. Tổng quan:
Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 và đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng huyện Củ Chi đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 2645/QĐ-UBND ngày 23/5/2012. Theo đó, xác định khu vực phía Tây sông Sài Gòn (đoạn qua địa bàn huyện Củ Chi) sẽ phát triển thành khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn có sắc thái rất riêng, tôn tạo và gìn giữ các giá trị truyền thống làng nghề, phong tục tập quán, đời sống văn hoá kết hợp khai thác du lịch hiện đại, kinh tế nhà vườn nhằm từng bước cải thiện, nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cho người dân địa phương.
Để tạo điều kiện thu hút đầu tư đúng theo định hướng trên, cần lập quy hoạch và thống nhất cách quản lý đầu tư xây dựng phát triển, hạn chế phát triển tràn lan, manh mún và sai lệch với định hướng chung, đảm bảo phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo đó, Ủy ban nhân dân thành phố đã có các thông báo số 204/TB-VP ngày 04/4/2011, số 278/TB-VP ngày 04/5/2011, số 5010/VP-ĐTMT ngày 22/7/2011 và số 26/TB-VP ngày 11/01/2012 chỉ đạo giao Viện Quy hoạch Xây dựng (thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố) lập quy hoạch 10 phân khu (tỉ lệ 1/2000 – 1/5000) Khu nông nghiệp làng nghề kết hợp du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn tại 08 xã ven sông Sài Gòn trên địa bàn huyện Củ Chi gồm: xã Phú Mỹ Hưng, An Phú, An Nhơn Tây, xã Nhuận Đức, xã Phú Hoà Đông, xã Trung An, xã Hoà Phú và xã Bình Mỹ.
2. Mục tiêu:
- Quy hoạch xây dựng khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn ven sông Sài Gòn (đoạn qua địa bàn huyện Củ Chi) nhằm khai thác thế mạnh sẵn có của địa phương, giữ gìn tôn tạo mảng xanh, phát triển ngành nghề truyền thống, không gây ô nhiễm môi trường, hình thành mô hình nông thôn mới, phát triển du lịch nhà vườn, nâng cao đời sống người dân tại địa phương
- Xác định rõ và phân khu chức năng, định hướng mô hình đầu tư - phát triển khu vực quy hoạch theo hướng phục vụ cho du lịch nghỉ dưỡng, kinh tế vườn, trang trại, làng nghề… phù hợp với tập quán, điều kiện sống, sinh hoạt và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương với đặc thù môi trường sinh thái của khu vực thượng lưu sông Sài Gòn.
- Xác định các tiêu chí kêu gọi đầu tư, xây dựng, phát triển với các chỉ tiêu quy hoạch – kiến trúc cụ thể, đáp ứng quy chuẩn xây dựng nhưng vẫn đảm bảo tính
linh hoạt, đa dạng (có thể điều chỉnh thích hợp) và tạo điều kiện để kêu gọi nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư (phát triển du lịch nhà vườn để người dân địa phương, nhà đầu tư, khách du lịch cùng hưởng lợi).
- Giữ gìn, tôn tạo các giá trị truyền thống làng nghề, yếu tố lịch sử, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào nông nghiệp kỹ thuật cao, góp phần hình thành mô
hình nông thôn mới. Khai thác tối đa cảnh quan và bổ sung mảng xanh ven sông Sài Gòn.
Thực trạng:
Linh Nghiêm Tự
Nghĩa trang Liệt sĩ
Trường Tiểu học
Chức năng:
Dựa vào đặc điểm hiện trạng tự nhiên – kinh tế - xã hội của từng phân khu, dự kiến hình thành các chức năng chủ đạo của mười phân khu như dưới đây:
- Phân khu 1: Khu văn hoá – lịch sử: Với di tích địa đạo Củ Chi và đền Bến Dược hiện có, khu vực này sẽ quy hoạch phát triển thành điểm tham quan về
nguồn cho du khách. Trong tương lai, sẽ phát triển thêm các công trình bảo tàng, nhà truyền thống, khu tái hiện lịch sử, hội trại thanh thiếu niên, các dịch vụ du lịch.
- Phân khu 2 & 3: Khu nông nghiệp công nghệ cao và dân cư nhà vườn: Với quỹ đất trống chưa sử dụng khá lớn, có địa hình thấp, mạng lưới sông rạch
chằng chịt, thổ nhưỡng phù hợp với các loại cây lâm nghiệp có khả năng chịu úng
- phèn, thích hợp quy hoạch để phát triển thành khu nông nghiệp công nghệ cao, kết hợp với làng nghề truyền thống. Nơi đây sẽ hình thành cánh đồng mẫu lớn, áp dụng khoa học kỹ thuật để ươm trồng các loại cây giống, cây có giá trị kinh tế cao như: rau sạch, Măng cụt, Dừa xiêm, Bưởi da xanh, Sầu riêng cơm vàng hạt lép, Khổ qua xanh, Chôm chôm, Mít ruột đỏ, Mận An Phước phía bên trong. Đối với những khu vực giáp sông Sài Gòn và các rạch chằng chịt: có thể trồng các loại cây lâm nghiệp để giữ đất, cải tạo hệ sinh thái đa dạng sinh học như Săng máu, Gò nước, Gáo vàng, Trâm, Nhạc ngựa nước, Lộc vừng, Vẹt đen.

Tại một số điểm có tầm nhìn đẹp, có thể khai thác điểm nghỉ dưỡng, dừng chân theo phong cách làng quê Việt nam. Đối với khu vực giáp tỉnh lộ 15 đã có
dân cư hiện hữu rải rác, có thể hình thành thêm dân cư nhà vườn (nông thôn) với
mật độ xây dựng rất thấp.
- Phân khu 4: Khu sinh thái nghỉ dưỡng và làng nghề: Khu vực này đã có điểm dân cư nông thôn, gần nông trường bò sữa và có truền thống làng nghề, nên sẽ được quy hoạch thành khu làng nghề truyền thống gắn với kinh tế vườn. Đối với doi đất có cảnh quan đẹp, phát triển thành khu nghỉ dưỡng cao cấp, rất yên tĩnh, phục vụ cho du khách nội thành và cho cả phía Bình Dương sang.
- Phân khu 5: Khu trung tâm dịch vụ du lịch: Có đặc điểm trải dài, thuận tiện tiếp cận cả đường bộ lẫn đường sông, có chênh lệch địa hình khá dốc, vị trí
trung tâm giao thương với khu đô thị Tây Bắc, tỉnh Bình Dương (vành đai 4) và nội thành, khu vực này sẽ quy hoạch trở thành trung tâm dịch vụ toàn khu, là
điểm đến hấp dẫn cho thanh thiếu niên và cư dân thành phố dịp nghỉ lễ, cuối tuần.
Nơi đây dự kiến sẽ diễn ra các hoạt động náo nhiệt.
Các công trình sẽ bao gồm: chợ nông sản, trung tâm hội nghị, triển lãm, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp; khu vui chơi giải trí trong nhà và ngoài trời; khách
sạn, nhà hàng, câu lạc bộ, cửa hàng bán lẻ.
- Phân khu 6: Khu dã ngoại sinh thái và nông nghiệp công nghệ cao: Khu vực này có điểm dân cư nông thôn giáp tuyến đường tỉnh lộ 15 sẽ được kiểm soát
phát triển lan toả, đồng thời tạo cơ sở để người dân cung cấp các dịch vụ hàng ngày cho du khách. Ngoài ra dự kiến quy hoạch thêm rừng sinh thái ngập nước
phục vụ cho dã ngoại và giáo dục trải nghiệm. Tại đây, học sinh, sinh viên và các nhà khoa học, nghiên cứu viên có thể tìm thấy nhiều tài liệu thực tiển bổ ích bởi sự đa dạng sinh học của chúng.
- Phân khu 7 & 8: Khu nông nghiệp, du lịch nghỉ dưỡng, văn hoá giải trí: Cùng với di tích lịch sử Gò Môn, khu vực này là điểm đến thú vị và điểm
dừng chân lâu của du khách. Nơi đây có sức hấp dẫn của khu vực bởi dự án phim trường hiện hữu, phát triển thêm cùng với các dịch vụ vui chơi – giải trí khác (theo mô hình công viên Disneyland). Khu vực này được cách ly bởi sông rạch để tạo sự khác biệt với khu vực bên trong. Nơi đây tập trung các công trình văn hoá giải trí như: nhạc nước, nhà hàng – khách sạn, rạp chiếu phim 3D, nhà hát, bảo tàng nghệ thuật, công nghệ điện ảnh…
Phát huy truyền thống của làng gốm, nuôi trồng thuỷ sản, khu phía trong sẽ quy hoạch khu sinh thái nhà vườn, trồng các sinh vật cảnh.
- Phân khu 9: Khu nhà vườn, nông nghiệp truyền thống: Đối diện với khu đô thị Thủ Dầu Một sầm uất của tỉnh Bình Dương hiện nay, khu vực này nhộn nhịp các hoạt động trên bến dưới thuyền. Với mật độ dân cư hiện hữu tiếp cận tỉnh lộ 8 khá dày, khu vực này dự kiến quy hoạch thành khu nhà vườn nhưng không liên tục để phù hợp với hiện trạng sông rạch. Tại khu vực có mối giao thương với Bình Dương, sẽ phát triển thành các khu thương mại bán lẻ và dịch vụ hàng ngày cho người dân. Có thể xen cài một số điểm giải trí, sinh hoạt văn hoá cộng đồng.
- Phân khu 10: Làng hoa, cây cảnh, nhà vườn: Nhằm cải tạo môi trường từ ảnh hưởng của bãi rác Đông Thạnh trước đây, khu vực này dự kiến quy hoạch thành làng hoa của thành phố, xem cài là các khu vực trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, vừa giúp người dân địa phương gia tăng thu nhập, vừa tạo ra một mô hình du lịch sinh thái đang thịnh vượng ờ các tỉnh miền Tây. Mô hình khu dân cư nhà vườn kiểu trang trại (kết hợp vườn – ao – chuồng) rất thích hợp. Một số điểm có giao thông tiếp cận thuận tiện, sẽ quy hoạch thành nơi trưng bày, giới thiệu, phân phối và dịch vụ nông nghiệp về các loại hoa –
trái thu hoạch được.
Vị trí:
Cách trung tâm TP 20-60 km, là khu vực ‘ngủ đông’ không nằm trên trục phát triển chính phía Tây Bắc nên ít bị tác động của quá trình đô thị hóa qua nhiều năm, giữ được cảnh quan tự nhiên. Khu vực mặt tiền sông êm đềm với chiều dài khoảng 44km, giáp với quận Thủ Dầu Một với tầm nhìn dự kiến phát triển thành khu đô thị vệ tinh của TPHCM (trích quy hoạch vùng) Có tiềm năng phát triển du lịch nhờ địa đạo Củ chi lừng danh lịch sử, quỹ đất trống nhiều, nhiều, có mối liên hệ với Long An và Campuchia.